Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2019

Thành lập chi nhánh kinh doanh dịch vụ pháp lý

Trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ pháp lý đang có xu hướng phát triển không chỉ trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia, một khu vực mà mong muốn mở rộng thêm Chi nhánh ra nhiều quốc gia. Trong những nhưng gần đây, số lượng chi nhánh kinh doanh dịch vụ pháp lý của các tổ chức pháp lý từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… được thành lập ở Việt Nam đã tăng thêm rất nhiều. Đối với các thương nhân nước ngoài thực hiện hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, việc thành lập Chi nhánh cần có đủ điều kiện theo quy định của Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có hiệu lực từ ngày 10/03/2016.

Căn cứ pháp lý: Theo cam kết của Việt Nam trong  WTO, FTAs, AFAS

Mã CPC 861

Điều kiện thành lập chi nhánh kinh dịch vụ pháp lý:

  • Tổ chức luật sư nước ngoài (là tổ chức của luật sư hành nghề do một hoặc nhiều luật sư hoặc công luật nước ngoài thành lập ở nước ngoài dưới bất kỳ hình thức công ty thương mại nào, kể cả hãng luật, công ty luật TNHH, công ty luật cổ phần) được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới các hình thức là chi nhánh của tổ chức luật sư nước ngoài
  • Tổ chức luật sư nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
  • Tổ chức luật sư nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
  • Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của tổ chức luật sư nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;

Phạm vi hoạt động

  • Thực hiện tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác.
  • Không được cử luật sư nước ngoài và luật sư Việt Nam trong tổ chức hành nghề của mình tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án Việt Nam hoặc thực hiện các dịch vụ về giấy tờ pháp lý và công chứng liên quan tới pháp luật Việt Nam.

Hồ sơ thành lập chi nhánh kinh doanh dịch vụ pháp lý:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
  • Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài;
  • Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Chi nhánh;
  • Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;
  • Bản sao Điều lệ hoạt động của Chi nhánh;
  • Bản sao công chứng hộ chiếu hoặc giấy Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân của người đứng đầu Chi nhánh;
  • Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh bao gồm: Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Chi nhánh; Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh cụ thể: Chi nhánh của thương nhân nước ngoài phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện an ninh, trật tự, an toàn vệ sinh lao động và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật. Chi nhánh không được cho mượn, cho thuê lại trụ sở.

Điều kiện người đứng đầu Chi nhánh

  • Người đứng đầu Chi nhánh phải chịu trách nhiệm trước thương nhân nước ngoài về hoạt động của mình và của Chi nhánh trong phạm vi được thương nhân nước ngoài ủy quyền.
  • Người đứng đầu Chi nhánh phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình trong trường hợp thực hiện các hoạt động ngoài phạm vi được thương nhân nước ngoài ủy quyền.
  • Người đứng đầu Chi nhánh phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu Chi nhánh theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Việc ủy quyền này phải được sự đồng ý của thương nhân nước ngoài. Người đứng đầu Chi nhánh vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
  • Trường hợp người đứng đầu Chi nhánh không hiện diện tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu Chi nhánh hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế mất năng lực hành vi dân sự thì thương nhân nước ngoài phải bổ nhiệm người khác làm người đứng đầu Chi nhánh.
  • Người đứng đầu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài không được kiêm nhiệm các chức vụ sau:
    • Người đứng đầu Văn phòng đại diện của một thương nhân nước ngoài khác;
    • Người đứng đầu Văn phòng đại diện của cùng một thương nhân nước ngoài;
    • Người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.

The post Thành lập chi nhánh kinh doanh dịch vụ pháp lý appeared first on Tư vấn pháp luật.



from Tư vấn pháp luật
via ketoanfbs

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét